Cách nuôi gà chọi chiến

ga da giong

Nuôi gà chọi đòi hỏi những yêu cầu khắt khe từ việc chọn giống, thiết kế chuồng trại, đến thức ăn và cách chăm sóc thì gà mới khỏe mạnh, sung sức nhất. Dưới đây xomga88 sẽ tổng hợp toàn bộ cách nuôi gà chọi chiến chi tiết, khoa học, các bạn có thể áp dụng nuôi gà chọi chiến tại nhà hoặc mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung, cung cấp con giống.

KỸ THUẬT NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN CHI TIẾT, KHOA HỌC CHO GÀ SUNG, MÁU CHIẾN NHẤT

1. Chọn giống gà chọi chiến

Giống gà chọi: 

Gà nòi được dùng để chỉ chung cho gà nòi đòn và gà nòi cựa (gà đòn và gà cựa) Ở mỗi vùng lại có một cách gọi khác nhau. Ở miền bắc thường gọi gà nòi là gà chọi, ở miền Trung lại gọi là gà đá, miền Nam hầu hết gọi là gà nòi.

  • Gà đòn: có đặc điểm chân vàng màu nghệ da non, ở nách cũng có màu vàng nhưng hơi nhạt, thân hình to lớn, vạm vỡ, mắt sâu hoắm. tình tình gan lì, cổ trụi, chân cao và có 2 loại là gà Mã lại (Mã mái) và gà Mã chỉ.
  • Gà cựa: có đặc điểm chân nhỏ, toàn gân xương, thịt bủng beo, cựa dài, nhọn hoắt, sắc bén. Mắt lanh lợi. Loại này không tham ăn. Gà nòi cựa ở miền Nam có bộ lông mượt nhiều, phủ giáp hai bên hông dài lòng thòng trông rất đẹp mã.

Đối với gà chọi chiến, khâu chọn giống là quan trọng hơn cả. Việc chọn giống gà chọi có những yêu cầu khắt khe.

Chọn lọc giống ông bà thông qua ngoại hình và trong lượng cơ thể. Con giống yêu cầu khỏe mạnh, không bị dị tật bẩm sinh, thân hình đẹp, cân đối.

Chọn gà chọi con 1 ngày tuổi:

  • Sau khi gà con nở cần tách riêng trống mái rồi cân 10% tổng số gà nở để xác định khối lượng trung bình của cả đàn. Tiếp theo chọn lọc những con có trọng lượng lấp xỉ bằng trọng lượng sơ sinh trung bình của từng dòng.
  • Ngoại hình cần đạt tiêu chuẩn: lông tơi xốp, khô, thân hình cân đối, mỏ và chân cứng cáp, bụng thon nho, không bị hở rốn, không bị dị tật, dáng đi khỏe khoắn.
  • Loại bỏ những con: mắt kém, vỏ vẹo, cổ vẹo,lưng cong, không có phao câu, xương lưỡi hái bị vẹo, dị dạng, bàn chân bị sưng hoặc nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối, cơ ngực phát triển không bình thường.

2. Làm chuồng nuôi gà nòi đúng tiêu chuẩn 

Xây chuồng nuôi đơn giản:

Để thực hiện được đúng cách chăm sóc gà đá cần làm chuồng rộng rãi, cao ráo, khi nhốt gà không bị tù túng, đảm bảo tính chất háu chiến. Ngoài ra cách làm chuồng trại nuôi gà chọi này còn đặc biệt quan trọng với mô hình nuôi gà chọi tập trung.

Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng Đông Nam, nên hạn chế hướng Đông, Tây Nam và hướng Bắc.

Mái chuồng lợp bằng tôn hoặc tấm lợp, có độ nghiêng phù hợp để thoát nước tốt nhất, mái nhô ra ít nhất từ 20 – 30cm để che mưa, gió tốt nhất cho gà.

Nơi làm chuồng phải có ít nhất từ 30cm đảm bảo trong chuồng không bị ẩm ướt khi trời mưa.

Dãy chuồng xây bằng gạch, chia thành các ô nhỏ, mỗi ô rộng từ 2 – 4m2, chiều cao từ 1 – 1,5m, bề rộng 1 – 1,2m trở lên.

3. Thức ăn nuôi gà chọi 

Nguồn thức ăn quyết định đến khả năng sung mãn, hình dáng mẫu mã.

Nuôi gà chọi đá không nên cho ăn cám công nghiệp. Thay vào đó, các hộ nuôi có thể tận dụng thức ăn có sẵn, thức ăn tự sản xuất gồm:

  • Thóc lúa: Đây là nguồn thức ăn chính của gà đòn giúp tăng thể thực, sức khỏe và khả năng chịu đòn.
  • Rau xanh: Rau xanh cung cấp vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt vào những ngày nắng nóng. Một số loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ , thân cây chuối băm nhỏ bằng máy băm chuối (thân cây chuối chỉ cho ăn từ 2- 3 lần/tuần).
  • Các loại thảo dược, thức ăn bổ sung: Có thể sử dụng tỏi, gừng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh triệu chứng khó tiêu, đồng thời có tác dụng làm ấm cho gà khi đến mùa lạnh, gió rét. Bổ sung vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học…
  • Các loại mồi: Các loại mồi sẽ cung cấp protein, chất đạm, sự hưng phấn và sung mãn của gà từ đậu trận đá đến cuối trận. Các loại mồi chủ yếu như: sâu, lươn, trạch nhỏ, thịt bò, tôm tép nhỏ, cá chép nhỏ, dế, giun quế, giun đất.

Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh, người nuôi không nên dùng ếch nhái làm mồi vì loại mồi này có chứa rất nhiều đạm, có thẻ làm tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ, sức bền kém.

CÁCH VÀO NGHỆ CHO GÀ CHỌI

4. Nước uống cho gà 

Nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn, không có lẫn tạp chất. Nhiệt độ của nước không được quá lạnh, quá nóng, duy trì từ 7 – 28 độ C.

5. Chế độ chăm sóc gà khỏe mạnh 

Mỗi ngày ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ sáng và 17 – 18 giờ chiều. Vào trưa lúc 12 – 13 giờ cho ăn thêm bữa phụ là một ít mồi, rau củ quả tươi.

Chỉ cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, không được cho chúng ăn no căng diều vì ăn no sẽ lường, béo tốt, không chịu lùng sục tìm ăn, khả năng chiến đấu bị sụt giảm, mất đi bản năng sinh tồn tự nhiên. Thông thường chỉ nên cho ăn từ ½ – ⅔ diều gà.

Mỗi tuần vào lúc mát trời thì nên cho gà ăn thêm 2 lần tỏi, 1 lần ớt để tăng sức đề kháng, chống chịu bệnh tật.

  • Cắt tai tích cho gà chọi

Gà chọi chiến đến 7 tháng tuổi thì thích hợp để cắt tai tích. Tiến hành cắt vào ngày trăng khuyết để gà bớt chảy máu, bớt đau. Tránh cắt vào những ngày nắng.

Trước khi cắt tai tích, nên cho gà uống 1 viên vitamin K.

Sáng cho gà ăn uống bình thường, đến trưa sau 11 giờ thì dừng không cho uống nước, đến chiều sau 6 giờ thì tiến hành cắt tai tích.

Dùng kéo hoặc dao lam để cắt tai tích. Tuy nhiên khi cắt bằng dao lam thì sẽ gọt được phần nhỏ li ti bị chìa ra.

  • Cắt tỉa lông gà chọi định kỳ 

Cắt tỉa lông có vai trò rất quan trọng trong quá trình chăm sóc gà chọi chiến. Nếu không cắt tỉa, bộ lông sẽ “phá” ngoại hình, khiến cho gà chiến đấu khó khăn hơn.

  • Phơi nắng cho gà chọi:

Phơi nắng cho gà chọi giúp chúng có một thân hình dẻo dai, khỏe mạnh, bền sức. Đồng thời, ánh nắng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất giúp gà hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, có bộ da đỏ, đẹp, xương cứng cáp, để gà có tinh thần sảng khoái nhất.

6. Cách huấn luyện gà chọi máu chiến

Cho gà chọi đá thử từ 1 – 5 trận, con nào không có khả năng chiến đấu thì loại ra.

Quần sương gà nòi: Là cách cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

Xát nghệ: Dùng nghệ tươi giã nhỏ, đem hòa với rượu trắng + nước trà + nước tiểu trẻ em rồi đem xát lên vùng da đã cắt lông. Tiến hành đều đặn trong vòng 3 tháng thì da gà sẽ dày lên, tăng khả năng chịu đòn rất tốt.

Dầm cẳng: Tiến hành dầm cẳng trước 1 tháng khi thi đấu. Chuẩn bị hỗn hợp gồm nghệ giã nhỏ + muối ăn + nước tiểu ngâm chân gà.

Vần gà chọi:

Vần gà nòi là cách tập luyện để gà có sức khỏe dẻo dai, chuyển từ 1 con gà mộc sang gà chiến. Và có 3 hình thức vần gà như sau:

  • Vần gà với gà (vần hơi/ vần đòn): dùng 2 gà cuốn chân, sau đó bịt hoặc thả mỏ quần thảo với nhau.
  • Vần gà với người (tập bộ): sử dụng hình thức tập quay thóc.
  • Cho 2 gà chạy lồng, bên ngoài có 2 người theo dõi đếm vòng

> TẢI ỨNG DỤNG XEM ĐÁ GÀ CAMPUCHIA SV388 TRÊN ĐIỆN THOẠI:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TẮT QUẢNG CÁO [X]
- Load Facebook SDK for JavaScript
Đăng Ký Vegas79
0878359240
Facebook